Vẻ đẹp của nghề nghiệp không nhất định ở bản thân nghề nghiệp mà là ta chọn và tận tâm với nghề như thế nào. Một nghề nghiệp đáng quý không phải là ở địa vị, chức quyền,… mà là người làm nghề có tâm với việc mình làm như thế nào. Và câu chuyện về các bác tài ngày ngày chạy xe cũng vậy.
Ấm lòng tài xe buýt giúp cụ già xuống xe
Đó là một buổi sáng thứ 2 đầu tuần vui vẻ tại thành phố Thập Yển, Hồ Bắc, Trung Quốc. Anh Liang Yan vẫn làm công việc như bao ngày bình thường khác là đưa đón khách theo đúng tuyến đường của mình. Công việc dường như đã trở thành niềm vui và hạnh phúc của anh Liang Yan mỗi ngày.
Khi thấy một cụ già chống gậy và bước đi yếu ớt lên xe, anh đã giúp cụ ngồi vào ghế an toàn và cẩn thận hỏi cụ muốn đến đâu. Tới trạm Liu Jianqiao, anh đã tận tình tới đỡ cụ và đặt cụ trên lưng để cõng cụ xuống xe. Tất cả những hình ảnh cảm động này được camera an ninh ghi lại và đăng tải lên mạng. Rất nhiều người đã dành những lời khen và sự cảm mến đối với anh Liang.
Về phần mình, anh Liang cho biết: “Hình ảnh của cụ làm tôi nhớ đến cha của mình. Tôi không suy nghĩ gì nhiều, tôi đơn giản chỉ làm việc mà mình cần phải làm”. Anh muốn giúp cụ xuống xe vì cụ rất yếu.
“Thật là một người tốt bụng, người như anh Liang khiến cho thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn”.
“Cầu Chùa phù hộ cho người đàn ông tốt bụng này!”, một người khác nói.
Tài xế xe buýt cưu mang chú chó đi lạc
Tờ Daily Mail mới đây cho đăng tải đoạn video ghi lại cảnh một tài xế xe buýt đã đưa một chú chó đi lạc lên xe của mình ngồi vì nhiệt độ ngoài trời quá thấp.
Người tài xế này có tên là Cristian, làm nghề lái xe buýt tại vùng Maule, miền Trung Chile. Cristian kể rằng: “Tôi đang lái xe và dừng lại để đón một người đàn ông và con chó lẻn theo ông lên xe”.
Lúc đầu, Cristian nghĩ rằng con chó là của người đàn ông mới lên xe buýt, nhưng sau đó anh mới biết rằng đó là một con chó đi lạc.
Nó nhảy lên một chiếc ghế ngồi, cuộn tròn mình và hài lòng với vị trí đó. Cristian đến, vuốt nhẹ lên đầu chú chó và để nó nằm yên tại đấy, bên trong này an toàn và ấm áp hơn ngoài kia, nhiệt độ đang xuống rất thấp và thật khắc khổ đối với nó khi không có mảnh khăn hay vải nào che thân. “Tôi không muốn đuổi nó ra khỏi xe vì người nó đang lạnh cóng”, Cristian kể lại.
Một vài hành khách tỏ ý không hài lòng với cách làm của Cristian, nhưng anh vẫn vui vẻ và tiếp tục công việc của mình. Anh nghĩ mình đã có một quyết định đúng đắn và đó là một ngày làm việc vui vẻ của anh, vì anh cảm thấy rằng mình đã làm được một việc ý nghĩa nào đó.
Giữa những lo toan bộn bề của cuộc sống, thật khó để tìm thấy những hạnh phúc lớn lao, những khoảng trời rộng mở của tự tại. Nhưng đâu đó vẫn có những câu chuyện về lòng tốt để chúng ta có cơ hội tích lũy thêm chút niềm vui, sự cảm mến và tin tưởng vào những điều tốt đẹp chưa bị đánh mất.
Chúng ta thường dùng từ “No” để từ chối điều gì đó. Dưới đây là 9 cách nói thay thế từ No trong tiếng Anh.
1. Nope
”Nope” được sử dụng như một cách nói khác của ”No” vào cuối thế kỷ 19. ”Nope” là cách nói gần gũi hơn ”No” và thường sử dụng trong văn nói nhiều hơn văn viết.
Ví dụ:
”Are you working?” – “Nope”
“Cậu đang làm việc à?” – ”Không”
2. Out of the question
Cụm từ này mang ý nghĩa “lạc đề, không liên quan đến nội dung bàn luận” hoặc “vì không thể thực hiện nên không cần xem xét”.
Ví dụ:
I am sorry, but it would be out of the question.
Tôi rất tiếc, điều đó là không thể được.
3. Not in a million years
Đây là một thành ngũ thường dùng khi nói đến một vấn đề nào đó không hoặc ít có khả năng xảy ra.
Ví dụ:
”You want me to work for you?” – ”Never in a million years!”
”Anh muốn tôi làm việc cho anh à?” – ”Còn lâu!”
4. Thumbs down
Trong văn hóa Âu Mỹ, biểu tượng ngón tay cái hướng xuống thường mang ý nghĩa bị loại hoặc không được chấp nhận, đó là lí do từ “thumbs up” có thể được sử dụng như một cách nói khác của ”No”.
Ví dụ:
I am afraid it’s thumbs down for your new proposal – the boss doesn’t like it.
Tôi e rằng đề nghị mới của bạn sẽ không được chấp thuận – vì sếp không thích.
5. Pigs might fly
”Pigs might fly” hay ”pigs have wings” đều là những cách biểu đạt vấn đề khó hoặc không thể xảy ra, không thể tin được.
Ví du:
“We really hope to finish this project by tomorrow.” – “Yes, and pigs might fly!”
“Chúng ta thật sự hy vọng sẽ hoàn thành dự án này vào ngày mai” – “Hoàn toàn không thể được đâu!”
6. Go fish
”Go fish” là tên một trò chơi dành cho trẻ em tại Mỹ. Với mỗi lượt, người chơi sẽ hỏi đối thủ để lấy 1 lá bài, nếu đối thủ từ chối, họ sẽ nói ”go fish”. Vì vậy, người bản ngữ cũng dùng ”go fish” trong những trường hợp từ chối lời đề nghị giúp đỡ, lời mời… của người khác. ”Go fish” thường sử dụng trong văn nói.
Ví dụ:
”Hey, can you pick me up something to drink from that shop?” – “Go fish! I have to go now!”
”Cậu có thể mua giùm tôi thức uống trong cửa hàng đó được không?” – “Không được! Tôi phải đi rồi!”
7. A fat chance (of something/doing something)
”A fat chance” thường dùng khi bạn không tin vào một việc gì đó có thể xảy ra.
Ví dụ:
A fat chance I’d go out on a date with a guy like him!
Không đời nào tôi lại muốn đi chơi với một người đàn ông như anh ta!
Nhà thơ người Mỹ Oliver Wendell Holmes đã viết: “Sự thấu hiểu trong khoảnh khắc đôi khi đáng giá bằng một trải nghiệm của cuộc đời”. Quả thật, đúng là như vậy!
Có một người mù đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một chiếc đèn rất sáng, người đi đường không thể hiểu được hành động ấy. Có người không kìm được tính hiếu kỳ, bèn đi lên trước hỏi:
“Này anh, mắt anh không nhìn thấy, lại còn cầm đèn, có tác dụng gì không?”.
“Có chứ, có chứ, sao lại không?”, người mù nghiêm túc trả lời.
Lúc ấy, đám người tò mò vây xung quanh, đều cảm thấy người mù này sẽ rất khó xử. Không ngờ, câu trả lời của người mù khiến họ phải suy nghĩ: “Chính bởi vì tôi không nhìn thấy mọi người nên tôi mới cần chiếc đèn này để soi sáng cho những người mắt tinh. Tránh để mọi người không nhìn thấy tôi lại va vào tôi trong bóng tối”.
Đám đông đang vây quanh người mù nghe xong chợt bừng tỉnh, cảm thấy vô cùng xấu hổ trước sự hiếu kỳ của mình và rồi họ thật sự khâm phục hành động đẹp của người mù. Bởi trí tuệ mà chiếc đèn trong tay người mù chiếu sáng chính là đặt mình vào vị trí của người khác.
Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác là một trải nghiệm tâm lý giữa con người với con người, tức là giả định chuyển đổi tình cảm, trao đổi vị trí của mình với đối phương, đồng thời vì đó mà thay đổi kết luận suy đoán.
Trẻ em rất cần kỹ năng này, bởi vì khi giao tiếp với người khác, trẻ rất khó cảm nhận được suy nghĩ của người khác, rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, nảy sinh tâm lý bất mãn, thù địch, đố kỵ, đây chủ yếu là do ý thức “coi mình là trung tâm” gây nên.
Ở tuổi nhi đồng, trẻ sẽ quan sát thế giới bằng cách coi mình là trung tâm, cho rằng mọi người và sự vật xung quanh đều có mối quan hệ mật thiết với mình. Chúng thường xuất phát từ góc độ cá nhân để tiến hành lựa chọn và hành động chứ không suy nghĩ đến yêu cầu và cảm nhận của người khác.
Cùng với sự tăng lên của hoạt động giao tiếp, trẻ dần dần có ý thức về người khác, dần dần nhận thức được mối quan hệ giữa mình và người khác. Khi được bốn, năm tuổi, trẻ không những có thể biết được hành vi của chúng sẽ mang lại ích lợi như thế nào với người xung quanh.
Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ nhi đồng, ý thức “coi mình là trung tâm” vẫn chiếm vị trí vững chắc, chúng quen với việc tập trung chú ý vào nhu cầu và lợi ích của bản thân, cho nên sẽ không quan tâm tới cách nghĩ và cảm nhận của người khác. Vì thế, vì sự trưởng thành lành mạnh của trẻ, mỗi cha mẹ đều nên chủ động để trẻ học cách đặt mình vào vị trí của người khác. Chỉ khi trẻ học được cách đổi vai với người khác, thử đặt giả thiết mình là đối phương thì nên làm thế nào và sẽ có suy nghĩ gì, thì trẻ sẽ dễ dàng hiểu được cách làm của đối phương, từ đó thay đổi cách nhìn vốn có của mình, giảm bớt tâm trạng tiêu cực.
Vậy, cha mẹ nên dạy trẻ học cách đặt mình vào vị trí của người khác như thế nào?
Coi mình là người khác, giảm bớt bất tiện cho người khác
Tiểu Đình là một đứa trẻ nghịch ngợm, thích làm phiền người khác, nhất là cậu có thói quen thích mượn đồ của bạn. Mỗi lần bạn không cho mượn, cậu lại nói: “Bạn tốt thì nên chia sẻ!”, nhưng khi mượn đồ của người khác cậu đều không trả lại đúng hẹn. Nếu đối phương đòi lại, cậu còn chỉ trích đối phương là không giữ nghĩa khí hoặc không coi trọng bạn bè để kéo dài thời gian trả lại.
Để thay đổi thói quen này của Tiểu Đình, bố cậu đã tìm thấy người “bị hại” cùng họ bàn bạc cách làm tốt nhất, để họ có cơ hội mượn đồ của Tiểu Đình như: sách tham khảo, bút, đồ chơi… Đồng thời, nói với Tiểu Đình rằng: “Nên chia sẻ với mọi người khi có thứ tốt”.
Ban đầu cậu bé rất sẵn lòng, nhưng vì nhiều người mượn, nên cậu cũng thấy khó chịu, về nhà kể khổ với bố.
Bố tươi cười nói với cậu: “Các bạn nói đúng, có thứ gì tốt thì nên chia sẻ với mọi người mà. Họ đều mượn con, chứng tỏ con có quan hệ rất tốt. Bố tin là nhất định con sẽ làm như vậy”.
Vì trước đó Tiểu Đình đã mượn không ít đồ của mọi người, vì thế không tiện từ chối. Qua một thời gian, quả thực cậu không chịu được nữa, lại than phiền với bố. Lần này, bố để cậu suy nghĩ xem vì sao cậu lại ghét người khác thường xuyên hỏi mượn đồ của mình, rồi để cậu nghĩ xem thường xuyên mượn đồ của người khác, cảm nhận người ta sẽ như thế nào.
Qua so sánh, cậu nhận thức được rằng, cách làm trước đó của mình là không đúng. Từ đó về sau, cậu không thường xuyên làm phiền các bạn nữa, bắt đầu trở thành người được mọi người yêu mến.
Đôi khi, trẻ đưa ra yêu cầu hoặc muốn làm phiền người khác sẽ gặp phải sự từ chối của đối phương. Lúc ấy, trẻ sẽ rất tức giận, cho rằng đối phương quá đáng, từ đó khiến hai bên nảy sinh mâu thuẫn. Cũng có lúc, trẻ đưa ra lời đề nghị với người khác mà không bận tâm và suy nghĩ tới cảm nhận của họ, chỉ biết yêu cầu, khiến đối phương buồn lòng nhưng lại không tiện nói, nên trong lòng nảy sinh tâm trạng chán ghét, kết quả vẫn tạo ra chướng ngại cho sự giao tiếp của đôi bên.
Khi đưa ra yêu cầu hoặc thỉnh cầu người khác, phải làm thế nào để vừa được đối phương tiếp nhận, lại không làm tổn thương tới tình cảm của hai bên. Điều đó cần trẻ phải “coi mình là người khác”, hiểu được cảm nhận của họ khi bị làm phiền. Từ đó, trẻ xác định được mức độ yêu cầu của bản thân, cố gắng giảm bớt yêu cầu và sự bất tiện cho người khác, khống chế yêu cầu trong phạm vi hợp lý, khiến việc giao tiếp giữa hai bên trở nên dễ chịu và thoải mái.
Coi người khác là mình, học cách nghĩ cho người khác
Tom mặc xong quần áo chuẩn bị cùng mẹ đến khu vui chơi. Cậu bé hàng xóm là Sam lại đến nhà cậu chơi, nghịch đồ chơi của cậu.
Tom nóng lòng đẩy Sam ra khỏi cửa: “Cậu mau đi đi, mình sắp ra ngoài rồi!”
Sam tủi thân, hai mắt ướt nhòa.
Trên đường đến khu vui chơi, Tom có chút băn khoăn, liền hỏi mẹ: “Có phải hôm nay con hơi quá đáng với Sam không mẹ?”. Mẹ không trực tiếp trả lời mà nói với cậu: “Ví dụ con đến nhà Sam, đang vui vẻ chơi đồ chơi của bạn ấy, nhưng lúc ấy bạn ấy lại bảo con đi, lại còn đẩy con ra cửa, con có vui không?”
“Con không vui”.
“Nếu bạn ấy nói, bạn ấy có việc phải ra ngoài, bạn ấy muốn đi sớm, về sớm. Đợi đến khi bạn ấy về, con có thể cùng chơi với bạn ấy, bạn ấy lại còn muốn cho con xem những đồ chơi mới mà con chưa chơi. Con sẽ nói thế nào?”
“Con sẽ nói, thôi được, nhất định phải về sớm đấy!”
Mẹ cười: “Thế lúc nãy con nói với Sam như thế, đúng không?”
“Không đúng, nếu con nói với bạn ấy, bảo bạn ấy chiều sang chơi thì bạn ấy đã không khóc rồi”.
Trẻ em rất đơn thuần, lương thiện, đôi khi trẻ cũng hiểu được rằng, vì một câu nói, một hành động của mình mà mang lại nỗi buồn cho bạn bè, thì trong lòng cũng cảm thấy không vui. Điều mà cha mẹ phải làm chính là giúp trẻ đặt mình vào vị trí, vào hoàn cảnh của đối phương để cảm nhận lời nói và hành vi của mình sẽ gây ra tổn thương gì cho họ. Từ đó, trẻ sẽ hiểu nên làm thế nào mới có thể khiến đối phương tiếp nhận quyết định của mình, trên cơ sở không làm tổn thương đối phương, mà vẫn dễ dàng đạt được mục đích.
Bởi vì theo như lời của George Washington Carver thì: “Mức độ lớn khôn và trưởng thành thực sự trong cuộc đời của mỗi con người tùy thuộc vào thái độ ứng xử của họ đối với người khác: dịu dàng với người trẻ, cảm thông với người già, chia sẻ với người bất hạnh, động viên người có chí hướng, tha thứ người mắc lỗi lầm, bao dung với kẻ yếu và khoan hòa với kẻ mạnh. Bởi lẽ, đến một lúc nào đó trong cuộc đời của mỗi con người, họ cũng sẽ lâm vào những cảnh ngộ tương tự”.
Khổng Tử là nhà giáo dục, chính trị, triết học vĩ đại của Trung Hoa. Trong suốt dòng chảy lịch sử, những giáo lý sâu sắc của Ông đã ảnh hưởng rất lớn đến toàn nhân loại và còn nguyên giá trị tới ngày nay.
1. Never impose on others what you would not choose for yourself.
Cái mình không thích, chớ làm cho người.
2. Real knowledge is to know the extent of one’s ignorance.
Hiểu được những gì mình không biết, đó là tri thức thật sự.
3. I hear and I forget. I see and I remember. I do and I understand.
Tôi nghe và tôi quên. Tôi thấy và tôi nhớ. Tôi làm và tôi hiểu.
4. Everything has beauty, but not everyone sees it.
Mọi thứ đều có vẻ đẹp, nhưng không phải ai cũng nhìn thấy.
5. The Superior Man is aware of Righteousness, the inferior man is aware of advantage.
Quân tử hiểu việc đại nghĩa, tiểu nhân hiểu việc tư lợi.
6. Silence is a true friend who never betrays.
Im lặng là người bạn thật sự không bao giờ phản bội.
7. Our greatest glory is not in never falling, but in getting up every time we do.
Vinh quang vĩ đại nhất của chúng ta không nằm ở việc không bao giờ vấp ngã, mà là việc chúng ta đứng dậy mỗi khi vấp ngã.
8. Life is simple but we insist on making it complicated.
Cuộc sống vốn đơn giản nhưng chúng ta cứ nhất quyết làm nó phức tạp lên.
9. He that would perfect his work must first sharpen his tools.
Người thợ muốn hoàn thiện công việc, trước hết ắt phải tạo khí cụ sắc bén.
10. If you look into your own heart, and you find nothing wrong there, what is there to worry about? What is there to fear?
Nếu nhìn vào trong tâm mình và không thấy gì sai, cớ chi phải lo lắng và sợ hãi?
Tương truyền rằng có một vị quý tộc Mạc Phủ của Nhật Bản từng vô tình làm vỡ chiếc bát mà mình rất yêu quý. Ông đã rất thất vọng khi những thợ thủ công Trung Quốc sửa chửa lại những vết nứt bằng những ghim kim loại xấu xí. Vì vậy ông đã gửi gắm chiếc bát cho những thợ thủ công Nhật bản.
Và rồi một diện mạo mới của chiếc bát được khám phá, khi những vết nứt được lấp đầy bởi những vỉa vàng óng ánh, người ta vô tình phát hiện ra rằng nó cũng có sự cuốn hút kỳ lạ. Nó cũng là đại diện cho một triết lý sống vô cùng sâu sắc và đáng để học hỏi.
Thiền tông Nhật Bản đã xây dựng một quan điểm triết học dựa trên những chiếc bát vỡ. Qua nhiều thế kỷ, các thiền sư cho rằng không nên vứt bỏ những bình gốm và bát sứ đã bị tổn thương. Dù chúng hư hỏng như thế nào đi chăng nữa, chúng vẫn cần nhận được sự tôn trọng và có thể được chữa lành nếu ta đặt đủ tâm huyết vào việc đó. Quá trình sửa chữa ấy chính là biểu tượng của sự hàn gắn vết thương qua thời gian. Và triết lý đó được khái quát bằng một từ: Kintsugi, trong đó “kin” có nghĩa là vàng, và “tsugi” là hàn gắn.
Nghĩa đen có của cụm từ này là hành động hàn gắn bằng vàng. Khi các mảnh vỡ của chiếc bình gốm vương vãi trên sàn, người ta sẽ nhặt lại chúng một cách cẩn thận. Và sau đó dùng một loại keo làm từ bột vàng để gắn các mảnh ghép lại với nhau. Các nghệ nhân thay vì cố gắng che dấu những vết thương của tác phẩm gốm sứ lại lựa chọn cách làm ngược lại, biến nó trở nên đẹp đẽ và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Nhưng nghĩa bóng của cụm từ này còn thâm sâu hơn rất nhiều. Triết lý Kintsugi bắt nguồn từ thiền học và có mối liên hệ mật thiết với Wabi Sabi: Tôn trọng những gì đơn giản và cũ kĩ – Đặc biệt là khi thứ đó đã phải trải qua sương gió và gian truân.
Có một câu chuyện khác về nghệ thuật Kintsugi liên quan tới trà đạo. Sen No Rikyu – một vị trà sư nổi tiếng có lần tới thăm nhà một người bạn, để tỏ lòng hiếu khách, người bạn của ông đã sử dụng bình trà đẹp nhất để pha trà. Thế nhưng, Rikyu không thèm quan tâm tới bình trà đó mà chỉ nói những chuyện về phong cảnh và hoa lá. Điều này khiến người bạn của ông rất thất vọng và sau khi Rikyu rời đi, chính tay người chủ nhà đã đập vỡ chiếc bình yêu thích của mình.
Những vị khách khác thấy vậy liền nhặt lại những mảnh vỡ và dán chúng bằng nghệ thuật Kintsugi. Sau này khi Rikyu quay lại nhà người bạn ông đã cầm chiếc bình lên và mỉm cưới thông thái, tán thưởng rằng đây đúng là một kiệt tác.
Cách đối xử của chúng ta với những vết nứt
Những câu chuyện nhỏ về Kintsugi cũng tiết lộ cho con người hiện đại một phương pháp để đối diện với những thất bại trong quá khứ. Trong xã hội tôn thờ cái mới, tôn thờ sự thành công và mỹ mãn, đã đến lúc ta cần nhìn nhận một cách công bằng hơn với những điều bị cho là cũ kỹ và thiếu sót.
Tất cả chúng ta đều phải trải qua những lần bị tổn thương trong đời. Nhưng việc những tổn thương ấy được lấp đầy bởi sự tự tin hay sự đau khổ lại nằm ở chính quyết định của bạn. Khi lựa chọn đứng lên và học hỏi từ những gì mình đã trải qua, ta có quyền tự hào rằng mình cũng có những vết nứt bằng vàng lấp lánh. Bạn đang trở nên mạnh mẽ và tốt đẹp hơn từng ngày nhờ những vết nứt đó.
Kintsugi giúp chúng ta chấp nhận rằng, mình không hoàn hảo và người khác cũng thế, không cần phải xấu hổ với những chuyện đã qua, bởi mọi chuyện đều có nguyên do của nó. Thay vào đó ta nên biết trân trọng và biến nó thành điểm nhấn cho “chiếc bát cuộc đời”.
Tâm hồn cao thượng không phải vì quen biết được bao nhiêu người, mà là ở chỗ có thể bao dung được nhiều hay ít.
Phải làm sao đây khi bị người khác hiểu lầm? Không nói là một loại độ lượng. Sự tình thật giả, trắng đen, thời gian sẽ cho bạn câu trả lời đúng nhất.
Phải làm sao đây khi bị người khác làm tổn thương? Không nói chính là một loại thiện lương. Tình cảm ấp lạnh thế nào, thời gian sẽ minh chứng hết. Hãy ghi nhớ rằng, im lặng đôi khi chính là câu trả lời tốt nhất.
Phải làm sao đây khi bị người khác bôi nhọ, gièm pha? Không nói chính là một loại hàm dưỡng. Người tốt hay xấu thời gian sẽ làm sáng tỏ.
Phải làm sao đây khi bị người khác vu oan? Không nói chính là một loại thấu hiểu.
Đạo Trời vốn chẳng vì tình riêng, công bằng, chính trực. Kẻ ác gặp ác, người hiền được lành. Qua một thời gian, rồi bạn sẽ nhìn được rõ kết cục ra sao.
Trên đời, dẫu gặp phải bất cứ chuyện gì cũng không cần phải vội biện bạch, thanh minh, cũng không cần vội vàng thổ lộ hết. Học nói chỉ cần vài năm nhưng hiểu được cách im lặng thì phải mất vài thập niên vậy.
Đời người cao quý không phải ở chỗ thấu tỏ bao nhiêu sự tình, mà là ở việc có thể xem nhẹ bao nhiêu. Tâm hồn cao thượng không phải vì quen biết được bao nhiêu người, mà là ở chỗ có thể bao dung được nhiều hay ít.
Làm người như núi, nhìn thấu vạn vật mà cũng bao dung được tất cả.
Làm người như nước, tiến được lùi được, hạ mình chỗ thấp, hòa nhã khiêm cung.
Làm người chịu thiệt, sớm muộn cũng được hồi báo, cuối cùng là thiệt hay không thiệt đây?
Làm người bằng lòng, dẫu thua cũng chẳng đánh mất tự tôn, cái thắng là thắng được lòng người.
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation test link ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.
Pages
Theme Support
Need our help to upload or customize this blogger template? Contact me with details about the theme customization you need.